Phong tục cưới hỏi miền nam

Phong tục cưới hỏi miền Nam | Cưới hỏi là một việc trọng đại của mỗi cuộc đời con người ngoài ra nó còn thể hiện được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt.

Phong tục cưới hỏi miền nam

Tại Việt Nam trong mỗi vùng miền, mỗi dân đều có phong tục cưới hỏi riêng, nhưng về phong tục của miền Nam thì thường có sự thoáng hơn so với các miền khác nên các thủ tục cũng khá là đơn giản.

1. Thủ tục cưới hỏi miền nam gồm những gì

Phong tục cưới hỏi ở miền namPhong tục cưới hỏi ở miền nam có gì đặc biệt? Ảnh internet.

Cũng giống như các phong tục của vùng miền khác thì thủ tục cưới hỏi ở miền Nam cũng diễn ra với 3 lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Vậy phong tục cưới hỏi ở miền Nam có gì đặc biệt hãy cùng blogcuoi.vn tìm hiểu điều đó nhé.

1.1. Lễ dạm ngõ ở miền Nam

Ở miền Nam lễ dạm ngõ còn được biết với cái tên khác như lễ đi nói, lễ đám nói. Và bên nhà trai sẽ mang đến nhà gái một cặp rượu, một cặp trà được gói cận thận trong giấy đỏ và một đĩa trầu cau được tem hình cánh phượng và một mâm ngũ quả.

Lễ dạm ngõ miền nam

Hai gia đình gặp mặt, nói chuyện trong ngày dạm ngõ (nguồn internet)

Những người tham dự trong lễ dạm ngõ thì sẽ có mẹ của nhà trai – nhà gái và những người có vai vế lớn trong dòng họ.

Xem Thêm:   10 Cách Khắc Phục Chat Zalo.Me Không Đăng Nhập Được

Trong cuộc gặp mặt đó thì mẹ chú rể sẽ đưa cho mẹ cô dâu một tờ giấy trong đó có ghi ngày tháng năm sinh của chú rể để chọn ngày cưới hợp với hai người.

1.2. Nghi thức lễ ăn hỏi tại miền Nam

Lễ ăn hỏi đã trở thành một nét văn hóa riêng của người Việt, nó là phần không thể thiếu trong thủ tục cưới hỏi. Cũng vì thế mà những lễ vật đám hỏi cũng được chuẩn bị kỹ càng.

Trong mâm ngũ quả sử dụng trong lễ ăn hỏi ở miền nam thì thường được đặt theo số chẵn gồm 4 đến 12 mâm, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.

1.2.1. Đối với mâm trầu cau

Số cau trên mâm phải là số lẻ, khoảng 105 quả, cứ mỗi một quả cau lại cần 2 lá trầu tổng là 210 lá.

Mâm trầu cau miền nam

Tráp trầu cau không thể thiếu dù ở vùng miền nào đi nữa (nguồn internet)

1.2.2. Đối với mâm quả trà, rượu và nến

Mâm lễ này có sự ý nghĩa rất lớn, nó thể hiện sự tôn kinh của bậc con cháu đối với các vị gia tiên.

1.2.3. Đối với món xôi gấc

Trong nghi thức ăn hỏi của người miền Nam thì không thể thiếu món xôi gấc bởi nó cũng thể hiện được nhiều ý nghĩa trong đó, món xôi mang đến được sự ấm no, sung túc, còn màu của gấc sẽ mang đến sự may mắn chúc cho đôi lứa luôn sắt son bền chặt.

Xôi gấc trong lễ ăn hỏi miền nam

Tráp xôi ăn hỏi được tạo hình thành 5 trái tim vàng trên nền đỏ

Tùy thuộc vào mỗi gia đình mà món xôi có thể kèm thêm con gà luộc, hoặc một tráp heo quay riêng.

Xem Thêm:   Kèo Tài Xỉu 2-2.5 Là Gì? ⚡️ Cách Đánh Kèo Tài Xỉu 2-2.5 Chuẩn

1.2.4. Đối với mâm quả bánh su sê

Ở phong tục cưới hỏi miền Nam thì bánh su sê có tên gọi khác là bánh âm dương, đây là bánh biểu tượng cho sự dung hòa của trời đất, mang đến sự gắn kết luôn bền chặt trong cuộc sống vợ chồng.

1.2.5. Đối với mâm hoa quả

Trong mâm lễ hoa quả ở miền Nam được đặt rất nhiều loại quả trong đó có táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… bởi đây là một mâm lễ sẽ tượng trưng cho những mong muốn của cặp đôi có được cuộc sống hôn nhân ngọt ngào và đầy đủ.

Tráp ăn hỏi rồng phượng

Tráp trái cây được tạo hình rồng phượng lộng lẫy

1.2.6. Khay trà rượu và phong bì lễ

Lễ đen trong phong tục cưới hỏi miền Nam chính là số tiền mà nhà trai đem đến nhà gái, rồi được đặt lên bàn thờ gia tiên trước sự chứng kiến của cả hai gia đình.

Khay trà rượu trong lễ ăn hỏi

Cũng có một số gia đình có điều kiện còn tặng thêm cho cô dâu tráp quần áo, nó cũng có ý nghĩa đó là sự chăm sóc chu đáo của người mẹ chồng đối với con dâu tương lai.

1.3. Lễ lên đèn được diễn ra trong ngày lễ ăn hỏi

Một nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi miền Nam là nghi lễ lên đèn.

Lễ lên đèn trong phong tục cưới miền nam

Cô dâu chú rể bái lạy tổ tiên trong ngày trọng đại

Khi đến nhà gái chủ rể sẽ bưng theo một khay trầu và một cặp đèn cầy, khi trưởng họ của bên nhà gái bắt đầu thắp hương, dân lễ lên bàn thờ tổ tiên xong. Thì cô dâu chú rể sẽ đưa cặp đèn cầy lên bàn thờ và báy lạy tổ tiên. Rồi chú rể sẽ trao lễ vật cho cô dâu bao gồm trang sức, quần áo,…

Xem Thêm:   Một chuyến tuần trăng mật ngay sau đám cưới của đôi vợ chồng: Nên hay không nên?

1.4. Lễ cưới theo phong tục cưới hỏi miền Nam

Trong ngày cưới đoàn nhà trai  sẽ đến đón cô dâu và làm lễ thành hôn theo giờ đẹp đã định sẵn trước đó.

Sau khi gia đình hai bên nói chuyện và trình lễ vật lên thì cha mẹ cô dâu sẽ dắt cô dâu ra để ra mắt hai bên gia đình và trao cho chú rể.

Lễ cưới miền nam

Sau khi đã làm lễ gia tiên xong thì cô dâu chú rẻ sẽ dâng rượu, mời trà, trầu cau cho cha mẹ và quan viên hai họ.

Tiếp đó người thân bên gia đình gái sẽ trao quà làm vốn cho đôi vợ chồng trẻ cùng với đó là những lời chúc yêu thương, lời dặn dò cho cuộc sống về sau.

Sau khi hoàn tất các thủ tục xin dâu tại nhà gái, nhà trai sẽ xin phép để được đón dâu về, Khi đi, cô dâu sẽ không được ngoái đầu nhìn lại và được mẹ chồng dẫn ra xe hoa.

Xem thêm các nghi thức lễ cưới độc đáo khác tại Blog Cưới.

Mỗi một vùng miền, mỗi dân tộc đều có những phong tục cưới hỏi riêng. Và phong tục cưới hỏi miền Nam có đôi chút khác với phong tục ở miền Bắc, do đó cô dâu chú rể cần tìm hiểu và chuẩn bị thật kỹ để ngày vui của cuộc đời mình diễn ra thuận lợi và vui vẻ.

Website: meliawedding.com.vn

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *