Nghi thức lễ cưới công giáo

Nghi thức lễ cưới công giáo (Thiên Chúa giáo) có rất nhiều đức tin với các nghi lễ khác nhau. Tại Việt Nam những người theo đạo Thiên Chúa giáo khá lớn, cho nên với trường hợp cô dâu hay chú rể theo có liên quan tới tôn giáo này cần phải quan tâm tới nghi thức lễ cưới người công giáo để có sự chuẩn bị tốt nhất cho hôn lễ của mình.

Nghi thức lễ cưới công giáo

1. Thiệp cưới công giáo

Thiệp cưới công giáo

Các mẫu thiệp cưới người công giáo cũng sẽ có một số khác biệt cơ bản so với các lễ cưới thông thường khác ở chỗ mẫu cưới chủ yếu được lựa chọn với tông màu đen trắng hoặc vàng, không có hoa lá hay màu sắc sặc sỡ như các mẫu thiệp cưới thông thường khác.

Cách trang trí thiệp cũng đặc biệt đơn giản, nhờ đó mà những phần thông tin dược in trên thiệp sẽ trở nên nổi bật hơn cả.

Về phần trang trí, những mẫu thiệp này chắc chắn sẽ không thể thiếu các biểu tượng đặc trưng của tôn giáo như: quyển sách có in cây thánh giá, ngọn nến. Những biểu tượng này sẽ luôn có mặt trên thiệp mời cưới của người theo đạo Thiên Chúa.

Ngoài ra, trên thiệp bạn có thể in thêm phần lời ban chúc của chúa nhằm thể hiện sự biết ơn và cầu nguyện cho một cuộc sống hôn nhân viên mãn.

Xem Thêm:   Phun mày shading là gì? Ưu điểm và cách chăm sóc sau phun mày

Các bạn cần ghi nhớ, phần thông tin về địa điểm tổ chức là nhà thờ lớn sẽ được viết đầu tiên, sau đó mới tới địa điểm nơi diễn ra tiệc cưới. Các thông tin phải đảm bảo ghi một cách rõ ràng, cụ thể, chi tiết để khách mời không bị nhầm lẫn.

2. Nghi thức lễ cưới công giáo

Về nghi thức đám cưới theo đạo thiên chúa cũng khá khác biệt so với những lễ cưới thông thường khác. Sự khác biệt ở đây được thể hiện ở những đặc điểm sau:

– Hôn lễ cần phải được cử hành tại lễ đường với sự tham dự của các giáo dân

– Người chủ trì lễ thành hôn là cha xứ

– Trang phục lại lễ đường cần đảm bảo trang trọng và tôn nghiêm

– Tiến hành đầy đủ các nghi thức đám cưới công giáo theo truyền thống với 2 nghi thức chính là: nghi thức tuyên tín và nghi thức trao nhẫn.

Cùng với các nghi thức bắt buộc phải có tại thánh đường, cũng cần phải có các nghi thức tại gia như: nghi thức rước dâu công giáo, nghi thức làm lễ gia tiên công giáo,…

Thông thường, tại các gia đình theo Công giáo sẽ không có bàn thờ ông bà tổ tiên, mà chỉ có bàn thờ chúa.

Nghi thức cưới xin công giáo được diễn ra như sau:

2.1. Tại nhà gái

Nghi thức đón dâu công giáo

Nghi thức đón dâu công giáo cũng khá đặc biệt: Nhà trai sẽ ngỏ lời trước với nhà gái và giới thiệu các sính lễ. Sau đó, 2 bên gia đình sẽ giới thiệu các thành phần có mặt tại buổi lễ.

Xem Thêm:   #1 Chụp ảnh phóng sự cưới là gì? Ưu điểm và Kinh nghiệm

Tiếp đó, mẹ chồng sẽ tặng trang sức cho cô dâu. Cô dâu và chú rể sẽ đốt nến lên bàn thờ tổ tiên, còn bàn thờ chúa là đèn trắng sẽ được đốt từ trước đó. Sau đso là tới nghi lễ tạ ơn Thiên chúa, cuối cùng cộng đoàn sẽ hát bài “Xin vâng”.

Công đoạn cuối cùng của buổi lễ là kính tổ tiên và cảm ơn cha mẹ , sau đó sẽ xin dâu.

2.2. Tại nhà trai

Lời nguyện cộng đoàn đám cưới công giáoLời nguyện cộng đoàn đám cưới công giáo. Ảnh internet

Cộng đoàn sẽ tiến hành nghi lễ trình diện Thiên chúa và tổ tiên. Tiếp đến sẽ công bố lời Chúa và lời nguyện Cộng đoàn.

Kết thúc nghi lễ Cộng đoàn hát bài: “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc bài  “Đâu có tình yêu thương”.

2.3. Nghi thức lễ gia tiên công giáo

Lễ gia tiên công giáo

Các cặp đôi cần chú ý, ngoài nghi thức cưới được tiến hành ở nhà thờ, thì chú rể cần đặc biệt chú ý thực hiện nghi lễ gia tiên đạo công giáo tại gia đình theo đúng như truyền thống cưới hỏi của người Việt.

Các đồ lễ cần có như: Bình hoa, đĩa hoa quả, bộ lư, đôi đèn Rồng Phượng, cùng với việc thắp 3 nén nhang trên bàn thờ tổ tiên. Đối với bàn thờ chúa chỉ cần trang trí các lễ vật đơn giản theo nghi thức Công Giáo, nhưng một điều bạn cần đặc biệt chú ý là tuyệt đối không được bày hoa quả trên bàn thờ Chúa.

Xem Thêm:   Cách trưng bày mâm trái cây ngày cưới theo ý nghĩa

Trước khi thực hiện lễ cưới, một việc khá quan trọng mà cô dâu và chú rể cần nắm rõ là việc học giáo lý hôn nhân của đạo Công Giáo. Điều này là bắt buộc, sau khi học xong bạn có quyền theo hoặc không theo đạo của vợ hoặc chồng.

Với các nghi thức lễ cưới công giáo đã giới thiệu trên đây đã giúp trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết để chuẩn bị cho lễ cưới của mình được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Website: meliawedding.com.vn

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *