Ngoài việc chọn được một chú gà chọi ưng ý, các sư kê còn phải biết cách chăm sóc và huấn luyện phù hợp thì mới có thể đào tạo nên một chiến kê chuyên nghiệp. Vì vậy, bài viết này sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về cách nuôi gà đá cựa sắt khỏe mạnh, mang lại hiệu quả tốt nhất trong thi đấu.
I. Kỹ thuật nuôi gà đá cựa sắt mà bạn nên biết
1. Vỗ béo gà
Ở giai đoạn này chỉ nuôi gà trong chuồng nhỏ không thả ra ngoài và cần cho gà ăn theo chế độ:
- Lúa: 2 cữ/ngày, ăn đến khi gà không ăn nữa
- Rau: 1 cữ/ngày, vừa đủ
- Mồi: cách 1 ngày 1 lần cho ăn sâu 30 con, dế 15 con, hoặc 60g thịt bò
- Vitamin B1,B2: 100 mg/ngày
- Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
- Phariton : Cách 5 ngày 1 viên
2. Giảm mỡ gà
Giai đoạn này sẽ cần cho gà hoạt động nhiều hơn và giảm dinh dưỡng lại:
- Quần bội: 2 lần/ngày, 10 phút/lần
- Thả lang: 3 lần/ ngày, 20 phút/lần
- Lúa: 2 cữ/ngày, 70 hạt/cữ
- Rau: xà lách, giá, mau muống,…cho ăn đến khi gà không ăn nữa
- Mồi: 1 cữ/tuần, sâu gạo 10 con, dế 7-8 con, hoặc 20g thịt bò
- Vitamin B1,B2: 100 mg/ngày
- Vitamin B6, B12: 2 ngày/viên
- Vitamin A+D3, E: 1 ngày/viên
Xem đá gà trực tiếp không lag với những trận đá gà campuchia đỉnh cao ở đấu trường Thomo, tại dagatructiep.casino các bạn sẽ được thưởng thước đá gà cựa sắt
II. Hướng dẫn cách nuôi gà đá mau lên ký đơn giản
Cũng giống như chế độ của vận động viên thể thao, cần đảm bảo trọng lượng cần thiết cho gà và siết cơ khi chuẩn bị ra trận, nhằm đạt được hạng cân mong muốn tăng lợi thế trong trận chiến.
1. Nắm bắt trọng lượng gà
Cần phải xác định trọng lượng của gà bằng cách áng chừng qua trọng lượng của bố mẹ hoặc có thể chăm sóc gà như bình thường cho đến khi gà đạt trọng lượng tối đa mà không thấy tăng thêm nữa. Tránh trường hợp cho gà ăn quá béo sẽ gây khó khăn trong việc siết cơ.
2. Loại thức ăn chính
Thức ăn chủ yếu gồm thóc lúa, hạt kê hoặc ngô, chiếm khoảng 60-70% lượng thức ăn hàng ngày và tùy theo giai đoạn sẽ có điều chỉnh phù hợp. Nên cho gà ăn ngày 2 bữa sáng và chiều.
Đầu tiên, hãy cho gà ăn cho đến khi chúng cảm thấy no và chán ăn. Từ đó, chúng ta sẽ xác định được lượng thức ăn mà gà ăn được trong một ngày. Nếu gà ăn ít hay nhiều hơn thì phải xem xét tình trạng sức khỏe của gà.
3. Thức ăn phụ
Hãy bổ sung các loại rau xanh tăng cường chất xơ cùng với chất tanh và protein cần thiết cho gà. Khẩu phần ăn phụ này dao động từ 35% – 37%, với các thực phẩm như rau muống, xà lách, cà chua, đu đủ, cà rốt,…Thực phẩm tanh và chất đạm cho thể cho gà ăn là lươn, rắn, ếch, trứng lộn.
Cho gà ăn rau xanh và cà chua ngày 1 lần vào khoảng sáng đến trưa. Người nuôi có thể băm nhỏ hoặc để nguyên để gà tự rỉa ăn. Lưu ý, không sử dụng các loại rau quả bị ôi thiu hoặc có chứa thuốc trừ sâu.
Đối với những thức ăn bổ sung chất tanh nên cho gà ăn cách 3 – 4 ngày/lần. Thịt bò sẽ giúp xây dựng cơ bắp nên có thể cho ăn 1 hoặc 2 ngày/lần, mỗi lần khoảng 40 – 60 gam, ngoài ra cũng có thể cho gà ăn thêm sâu, giun, dế.
4. Thức ăn bổ sung
Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng thực phẩm bổ sung có vai trò khá quan trọng trong quá trình phát triển của gà chọi, giúp cơ thể gà nhanh chóng hoàn thiện và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B1, B2, D, A, E. Bạn có thể chủ động bổ sung một lượng nhỏ qua thức ăn hoặc dùng các loại thuốc chuyên dụng.
SV388VN website cá cược đá gà trực tuyến hàng đầu Việt Nam hiện nay. SV388 phát triển tại thị trường Việt Nam từ 2015 cung cấp nhiều dịch vụ cá cược hấp dẫn.
III. Mồi và cách vô mồi cho gà đá
Các loại mồi này giúp gà có đủ chất đạm và nhanh hồi phục hơn. Hiện nay, các sư kê thường được cho gà ăn bằng các loại mồi sau:
- Sâu (12k/100g): Kích thích gà hưng phấn khi thi đấu, kích thích thay lông giúp lông óng mượt hơn.
- Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu
- Thịt bò (22k/100g): Giúp gà phát triển cơ tốt hơn
- Tép (7k/100g): Giúp gà chắc xương
- Cá chép con (13k/100g): Dành cho gà đang giảm cân
- Dế (17k/100g): Giúp gà giữ nhiệt tốt trong ngày lạnh
IV. Phụ gia cho gà
- Tỏi: Thường nên cho gà ăn sau bữa chiều để hạn chế chứng khó tiêu, ngoài ra còn giúp gà tránh gió
- Gừng: Phù hợp dùng trong ngày mưa gió để giúp giữ ấm cho gà. Hoặc có thể cho gà uống nước gừng trước khi ngủ sẽ giúp chúng ngủ ngon hơn.
- Rượu: Rượu vừa có tác dụng làm ấm cho gà vừa chống muỗi đốt hiệu quả
- Trà: Thoa nước trà đặc lên da gà mỗi ngày sẽ giúp chống nấm mốc, lác mồng, vảy bọng,…Ngoài ra, cho gà uống nước trà có thể giúp gà di chuyển nhanh nhẹn, khéo léo hơn.
V. Cách siết cơ cho gà đủ ký
Về cơ bản, quá trình siết cơ không ảnh hưởng nhiều đến gà vì gà chỉ giảm mỡ để giảm trọng lượng. Hãy xác định thời gian thi đấu và thực hiện siết cơ từ 1-2 tháng để gà đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu.
1. Thay đổi chế độ ăn uống
- Giảm thiểu lượng thức ăn chính của gà xuống khoảng 1/3 so với trước đây. Tuy nhiên, nên điều chỉnh dần chứ không nên giảm đột ngột, vì có thể gây sốc cho gà.
- Với thực phẩm phụ, tăng số lượng các loại rau củ quả như giá đỗ, lạc, xà lách, rau muống…
- Hạn chế thức ăn tăng mỡ, thay vào đó là các loại thức ăn tăng cơ như thịt bò, rắn, lươn, trạch, nhưng số lượng chỉ khoảng 1/2 – 1/3 so với giai đoạn vỗ béo
- Bổ sung các loại vitamin cần thiết như vitamin B1, B2, B16, A, D, E bằng các loại thuốc chuyên dụng
2. Thay đổi chế độ tập luyện
Nếu trong giai đoạn vỗ béo gà không cần vận động nhiều mà chỉ đi dạo, thì giai đoạn này gà sẽ cần tập luyện nghiêm khắc hơn để nhanh đến pin.
-
Tập cơ đùi
Bài tập cơ đùi này có tác dụng tăng cơ đùi và giúp chân dẻo dai, nhanh nhẹn hơn. Có thể sử dụng các dụng cụ chạy lồng chuyên dụng để gà chạy xung quanh lồng như vậy trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó nghỉ ngơi và tiếp tục vào những ngày sau, nhưng hãy chú ý tăng cường mức độ tập luyện theo sức khỏe của gà.
-
Tập cơ cánh
Bài tập cơ cánh sẽ giúp gà bật nhảy cao hơn, tạo lợi thế trong trận chiến. Bạn có thể cho gà luyện tập bằng cách ném gà lên không trung và để gà hạ đất bằng cách vỗ cánh. Tăng dần cường độ và độ cao tập luyện khi gà đã quen.
-
Vần hơi
Các bài tập vần hơi là một cách nhanh chóng để cung cấp năng lượng cho gà và giúp tất cả các nhóm cơ vận động hiệu quả. Tiến hành bịt mỏ, bọc cựa gà để tránh những tổn thương đáng tiếc và cho gà vần trong 10 – 15 phút/hồ, khoảng 3-5 hồ là hiệu quả. Sau mỗi lần vần, bạn nên để gà nghỉ ngơi 3 – 4 ngày.
-
Vần đòn
Bài tập này có mức độ đối kháng mạnh, cường độ cao hơn nên đòi hỏi nhiều thể lực hơn. Bạn có thể bọc cựa gà nhưng không cần bịt mỏ, để chúng có thể tự giao đấu. Thời gian cho gà vần đòn cũng tương tự như vần hơi, nhưng cần nghỉ ngơi lâu hơn, có thể lên đến 1 tuần.
VI. Chuồng trại nơi gà sinh sống
Có nhiều cách để lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại và các loại chuồng cũng rất đa dạng như chuồng tre, chuồng vải bạt, chuồng bê tông lưới B40, chuồng cọp,… Nhưng phổ biến nhất dạng xây bằng gạch và xi măng. Tuy nhiên, bất kể sử dụng loại chuồng nào, bạn cũng cần đảm bảo:
- Vệ sinh: Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng gà, đồng thời, khử trùng và tiêu độc cho chuồng ít nhất 2 tháng/lần.
- Thiết kế: Chuồng cần đảm bảo khô thoáng vào ban ngày và kín gió vào ban đêm.
VII. Cách chăm sóc gà đá cựa sắt
- Nên phơi nắng cho gà khoảng 15 – 20 phút để tránh các bệnh như rụng lông, xanh xao, lác mồng, nấm mốc,…
- Cho gà ăn đúng giờ để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa ở gà.
- Thời gian nghỉ ngơi của gà cũng phải đúng giờ, nếu thấy ban ngày gà ngủ gật thì phải kiểm tra xem gà có bị muỗi đốt, bỏ đói, giật mình khó ngủ hay không.
VIII. Chế độ nghỉ ngơi và thư giãn
Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sẽ giúp gà trống tăng pin nhanh hơn thay vì tập luyện quá sức.
1. Cho gà phơi nắng
Hàng ngày phơi nắng cho gà từ 6h30 – 8h sáng sẽ giúp gà cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn. Ngoài ra, ánh nắng còn giúp gà tổng hợp vitamin D, thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể.
2. Om bóp cho gà
Om bóp là cách thư giãn và làm săn da gà hiệu quả. Đối với gà đòn, người nuôi thường dùng rượu làm cho da đỏ và dày. Còn đối với gà cựa, chỉ cần om bóp bằng tay là được.
3. Phòng bệnh cho gà
Thiết kế chuồng gà thông thoáng, vệ sinh thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Đồng thời, chuồng cần có rèm che để tránh gió vào mùa đông, ngoài ra, đừng quên tiêm phòng đầy đủ cho gà theo lịch để giúp chúng có đủ sức đề kháng, chống lại các bệnh nguy hiểm thường gặp.
IX. Phòng bệnh cho gà đá cựa sắt
- Để giúp gà khỏe mạnh, người nuôi cần đảm bảo các loại bệnh được kiểm soát cẩn thận
- Tìm hiểu về lịch tiêm phòng cho gà, tránh các dịch bệnh nguy hiểm có thể lây sang gà
- Nấm mốc và hen suyễn là 2 bệnh cần chú ý nhất, bệnh hen suyễn khiến gà khó thở và nấm mốc sẽ làm gà bị rụng lông
- Nhiệt độ chuồng nuôi ổn định và thông gió sẽ giúp gà thư giãn thoải mái
- Nên bố trí thêm vài con gà mái trong khu vực nuôi để kích thích con đực
X. Lưu ý nuôi gà đá cựa sắt nhanh tới pin
1. Hiểu rõ về dòng gà
Hiểu rõ dòng gà đang chăm sóc là gì? Gà đá cựa sắt hay gà đòn. Mỗi loại gà sẽ có chế độ chăm sóc riêng, vì thế mà không nên áp dụng chéo cách chăm sóc, ngoài ra trọng lượng và lối đánh của gà cũng là các yếu tố cần quan tâm để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc phù hợp.
2. Không thay đổi các yếu tố đột ngột
Đây là yếu tố quan trọng khi nuôi gà cựa sắt, các sư kê phải lưu ý lượng thức ăn và cường độ tập luyện phải được thay đổi dần dần để tránh cơ thể gà bị sốc dẫn tới ốm yếu, hao mòn thể lực.
3. Nắm rõ thời gian thi đấu
Việc nắm rõ thời gian thi đấu sẽ giúp bạn lên được kế hoạch chuẩn bị tốt nhất từ quá trình tăng cân, siết cơ cho tới xả cơ, sao cho gà đạt thể trạng tốt nhất khi thi đấu thì mới có khả năng dành chiến thắng cao.
4. Nắm rõ cơ chế giải đấu
Từ quy định thi đấu như đá gà cựa sắt hay cựa dao? Trọng lượng gà tiêu chuẩn là bao nhiêu? Gà đòn hay gà cựa?…mà các bạn sẽ có kế hoạch điều chỉnh và chuẩn bị sao cho phù hợp.
5. Không sử dụng thuốc tùy tiện
Những loại thuốc kích thích gà đá tốt, đánh không biết mệt có thể rất gây hại cho gà. Vì vậy, không nên sử dụng tùy tiện và cần tìm hiểu rõ cách sử dụng cũng như thời gian sử dụng phù hợp, bởi vì không chỉ thuốc mà gà cũng cần phải có sức khỏe cơ bản tốt trước thì thuốc mới phát huy tác dụng được.
Trên đây là cách nuôi gà đá cựa sắt tới pin với quy trình khoa học hợp lý giúp gà có thể lực tốt, sung sức mỗi khi thi đấu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn biết cách nuôi gà cựa sắt đúng cách và huấn luyện ra những chiến kê dũng mãnh nhất.