Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Việt Nam là một đất nước có sự hòa hợp tôn giáo bậc nhất trên thế giới. Bởi vậy mà có đa dạng các nền văn hóa, ngoài Phật giáo thì Kito giáo cũng khá phát triển ở Việt Nam. Có rất nhiều các công trình của đạo Kito đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển du lịch Việt Nam. Trong số đó không thể không kể đến tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu. Hãy cùng khám phá bức tượng này nhé!

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

1. Khám phá tượng Chúa giang tay ở Vũng tàu

Tượng Chúa giang tay ở Vũng tàu còn có tên gọi khác là tượng Chúa Kito Vua ở Vũng Tàu, là một trong những điểm đến hấp dẫn của vùng biển Vũng Tàu. Tới đây du khách sẽ được trải nghiệm leo núi, đứng từ cánh tay tượng để ngắm nhìn thành phố xinh đẹp.

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

1.1 Lịch sử tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Vào năm 1972, cha Phaolô Nguyễn Minh Trí đã cùng với người dân tại đây khởi công xây dựng tượng đài Chúa Kito. Dự kiến ban đầu tượng sẽ cao khoảng 10m, bệ tượng cao 5m, xây dựng tại chân núi Mũi Nghinh Phong.

Tuy nhiên năm 1973, Giáo hội Phật Giáo gửi đơn khiếu nại vì cho rằng địa điểm này dành cho Giáo hội Phật Giáo nên đại tá thị trưởng Vũng Tàu đã ra lệnh ngưng xây dựng.

Các cuộc họp tổ chức được diễn ra và theo đó Giáo Hội Công Giáo sẽ được xây dựng trên núi Tao Phùng diện tích 10 mẫu và để lại Mũi Nghinh Phong cho Giáo Hội Phật Giáo. Thỏa hiệp được ký kết vào ngày 16-02-1974.

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu c

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Do vị trí xây dựng thay đổi nên tượng Chúa giang tay được thiết kế lại để phù hợp với địa hình, độ cao và khí hậu. Sự thay đổi đã có ảnh hưởng tới tài chính và các vấn đề khác của công trình.

Xem Thêm:   Kinh nghiệm mua hoa chợ Hồ Thị Kỷ đầy đủ nhất 2022

Tuy nhiên cha Phaolô Nguyễn Minh Tri vẫn tiến hành xây dựng tiếp dưới sự giúp đỡ về tài chính của bà Lê Quang Tuyến. Điều hành thi công là họa sĩ kiêm điêu khắc Văn Nhân, kỹ sư Nguyễn Quảng Đức và 50 công nhân lành nghề thực hiện.

Công việc bắt đầu đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm, kiên trì của mọi người mọi khó khăn ấy đều có thể vượt qua. Khó khăn lớn nhất có lẽ là làm nền móng và việc vận chuyển hàng tấn vật liệu lên núi.

Trong quá trình làm móng, người ta đã phát hiện ra một hệ thống địa đạo được che chắn bằng xi măng cốt thép khi xây dựng móng tượng. Có lẽ là hệ thống phòng thủ của người Pháp hoặc người Nhật trước đây.

Ngày nay khi du khách tới tham quan đều thấy hai khẩu thần công được đặt trên núi, bên cạnh là tấm bảng của bảo tàng Bà Rịa-Vũng tàu với những hàng chữ: “Di tích lịch sử – trận địa pháo núi nhỏ, xây dựng cuối thế kỷ 19, hoàn thành năm 1905, công trình quân sự trong hệ thống phòng thủ chiến lược của Pháp tại Vũng Tàu “.

Đến năm 1992, tượng được tu sửa lại. Người ta lại tiếp tục tu sửa năm 1994, chỉ sau 2 ngày toàn bộ công trình thuộc khu tượng Chúa Kito được hoàn thành và có hình dáng như ngày nay.

1.2 Kiến trúc của tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu

Đây là một kỳ quan vỹ đại của Việt Nam, đã được tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là tượng đài Chúa Kitô Vua lớn nhất châu Á vào năm 2012. Đứng từ dưới nhìn lên, tượng đài sừng sững, rộng lớn, dang tay ôm chọn thành phố Vũng Tàu mộng mơ.

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu có chiều cao 32m, hai tay giang dài 18,4m, trong lòng tượng có 133 bậc thang và có thể chứa khoảng 100 du khách tham quan, mỗi bàn tay dài 2,2m, ngón giữa dài 1,1m.

Xem Thêm:   1# Hà Nội cách chùa Hương bao nhiêu km? Đi bằng xe máy có được không?

Nguyên liệu chủ yếu của công trình là những sản phẩm trong nước, xi măng được nhập từ nước ngoài. Đá và cát lấy từ Đồng Nai, phần đá mài ở tay, chân, mặt, cầu thang được lấy từ đá cẩm thạch ở núi Non Nước tại Đà Nẵng về xay nhỏ.

Trên đầu tượng có hào quang được thiết kế với cột thu lôi để trống sét. Trên tà áo tượng có 3 cửa sổ được thiết kế hoa văn chữ thọ độc đáo giúp lòng tượng thoáng khí tự nhiên, thu ánh sáng chiếu vào ban ngày.

Có thể thấy công trình này được xây dựng vô cùng tỉ mỉ, kỳ công, chứa bao tâm huyết của những người xây dựng.

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu

Đường đi lên tượng dài khoảng 500m, rộng từ 5-10m, tính từ đường Hạ Long đến chân tượng là 800 bậc thang. Lên tới nơi bạn sẽ thấy bạn nhỏ bé nhưỡng nào trước sự kỳ vỹ, rộng lớn của bức tượng đài. Bệ tượng cao 10m có kiến trúc như một ngôi nhà hình vuông được chạm trổ hình Chúa và 12 vị tông đồ.

Tượng chúa Kito ở Vũng Tàu

Tượng chúa Kito ở Vũng Tàu

Tượng Chúa đứng giang tay gương mặt hiền từ, thanh thoát, hướng ánh nhìn ra biển cả mênh mông, mây trời vời vợi như muốn ôm lấy chúng sinh, tất cả đều toát lên vẻ đẹp thẩm mỹ và nghệ thuật sinh động, mềm mại.

Bước chân lên đỉnh, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một công trình độc đáo: bức họa phù điêu “Bữa tiệc ly” và “Đức Chúa trao chìa khóa cho Phêrô”. Nhìn từ dưới lên bức tường sứ trắng bao quanh những bậc thang ngoằn nghèo, uốn lượn giống như một thảm lụa trắng thướt tha.

Cầu thang xoắn ốc của tượng Kito Vũng Tàu

Cầu thang xoắn ốc của tượng Kito Vũng Tàu

Để trèo lên được vị trí cao hơn của bức tượng bạn sẽ phải leo trên một cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc thang. Lên tới nơi bạn sẽ cảm thấy mình thật vĩ đại, đứng trước trời đất bao la, phóng tầm mắt xuống ngắm trọn vẹn thành phố Vũng Tàu sinh động, mộng mơ, cảm nhận từng làn gió tươi mát thổi từ biển khiến chúng ta cảm thấy thư thái lạ thường.

Tượng chúa Kito ở Vũng Tàu

Tượng chúa Kito ở Vũng Tàu

3. Địa chỉ tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu

Tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu nằm tại Thùy Vân, phường 2, thành phố Vũng Tàu. Có nhiều phương tiện để đi du lịch tại đây như ô tô, xe máy, xe khách, tàu cánh ngầm,…

Xem Thêm:   1# Đảo Côn Sơn của nước ta thuộc tỉnh nào?

Để đi từ Sài Gòn tới Vũng Tàu bằng phương tiện riêng có thể đi qua phà Cát Lái sang Nhơn Trạch, đi hướng quốc lộ 51 và đường cao tốc Long Thành – Đồng Nai. Hãy tra google map để thuận tiện hơn cho việc di chuyển.

Phương tiện di chuyển tới tượng chúa giang tay Vũng Tàu

Phương tiện di chuyển tới tượng chúa giang tay Vũng Tàu

Đi bằng xe khách sẽ mất khoảng 2 tiếng rưỡi với chi phí khoảng 80.000-160.000 đồng tùy hãng vé. Có nhiều loại xe để đi tới Vũng Tàu các bạn nên tìm hiểu trước khi đi.

Phương tiện di chuyển nhanh nhất tới đây là tàu cánh ngầm, chỉ mất khoảng 1 tiếng rưỡi. Bạn có thể mua vé tại bến Bạch Đằng, thành phố Hồ Chí Minh đến bến Cầu Đá, thành phố Vũng Tàu với chi phí khoảng 200.000 đồng.

4. Vé tham quan và giờ mở cửa tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu

Thời gian bắt đầu mở cửa tượng chúa giang tay ở Vũng Tàu là 7h sáng và đóng cửa vào lúc 17h chiều.

Giá vé tượng chúa giang tay Vũng Tàu

Giá vé tượng chúa giang tay Vũng Tàu

Mặc dù xây dựng tượng đài kỳ công tỉ mỉ, vất vả, trường kỳ như thế nhưng vé vào cửa là hoàn toàn miễn phí. Điều này có lợi cho tất cả mọi người nhất là với các bạn sinh viên.

5. Địa điểm tham quan gần tượng Chúa giang tay Vũng Tàu

Tượng chúa Kito Vua Vũng Tàu được xây dựng rất gần với các địa điểm tham quan. Khi đi du lịch các bạn có thể kết hợp đi tham quan tại các địa điểm này. Sau đây là một số địa điểm du lịch hấp dẫn:

Mũi Nghinh Phong

Mũi Nghinh Phong

Đồi con heo

Đồi con heo

Bãi Sau

Bãi Sau

Bãi Dứa Vũng Tàu

Bãi Dứa Vũng Tàu

Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu

Ngọn Hải Đăng Vũng Tàu

Tượng Chúa giang tay ở Vũng Tàu là địa điểm không thể bỏ lỡ khi đi du lịch tại đây. Hãy tới đây để cảm nhận cảm giác thư thái, được ngắm nhìn phong cảnh từ trên cao và  tìm hiểu lịch sử gian nan của tượng chúa Kito Vũng Tàu. Chúc bạn sẽ cùng với người thân yêu có chuyến tham quan đầy vui vẻ, đáng nhớ!

Website: meliawedding.com.vn

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *