1 Tim Hieu Bai Ca Ngat Nguong Nguyen Cong Tru 4

của nhà thơ Nguyễn Công Trứ là một trong những bài thơ hay được nhiều độc giả yêu thích. Bài ca ngất ngưởng thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh, một cái tôi cá nhân trong khuôn khổ của xã hội phong kiến thời xưa. Bài thơ cho ta thấy được giá trị bản thân và cái “ngông” lạ đời của chính nhà thơ Nguyễn Công Trứ, một nhà thơ tài năng có phẩm chất, đạo đức cao đẹp.

Bài ca ngất ngưởng được viết theo thể loại hát nói, với lối viết tự thuật vô cùng tự do và phóng khoáng thích hợp với việc thể hiện cái tôi cá nhân. Cùng phân tích nội dung bài thơ đề hiểu sâu hơn cái “tôi” của Nguyễn Công Trứ các bạn nhé.

Bài ca ngất ngưởng

Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không tiên, không vướng tục
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Xem Thêm:   Đầu Lòng Hai Ả Tố Nga – Câu Thơ Đặc Sắc Của Truyện Kiều (Nguyễn Du)

I. Đôi nét về nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Nguyễn Công Trứ là một người có tài năng về nhiều lĩnh vực từ thơ ca, hội họa cho đến các vấn đề về chính trị, quân sự. Thế nhưng con đường làm quan của ông gặp nhiều trắc trở, từ đó tạo nên thái độ cuộc sống, có tính “ngất ngưởng” của nhà thơ.

Nguyễn Công Trứ là một người ưa thích tự do, thích đi đó đây, có cá tính và bản lĩnh. Ông là một người yêu nước, thương dân và có nhiều đóng góp cho đất nước.

1 Tim Hieu Bài Ca Ngát Ngưởng Nguyen Cong Tru 4

Sự nghiệp sáng tác:

Ông chủ yếu sáng tác thơ chữ Nôm với nhiều thể loại thơ. Với thể loại thơ Đường luật có 150 bài thơ.

Phong cách thơ của Nguyễn Công Trứ chứa đựng triết lý sống sâu sắc đó là triết lí nam nhi, triết lý sống nhàn,.. triết lý cuộc đời.

II. Bố cục bài thơ

Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được sáng tác trong khoảng thời ông cáo quan về ở ẩn ở quê nhà. Bài thơ được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 gồm 6 câu đầu: Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp
  • Phần 2 gồm 12 câu thơ tiếp: Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ
  • Phần 3 các còn lại : Lời khẳng định về sự ngất ngưởng vô địch

III. Phân tích nội dung Bài ca ngất ngưởng

Mở đầu bài thơ là câu thơ khẳng định, tuyên ngôn về lẽ sống, về niềm kiêu hãnh và tài năng xuất chúng của bản thân mình:

Xem Thêm:   Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc – Bức tượng đài bất tử về người nông dân 1861

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”

Nhà thơ tự cho rằng mọi việc trong trời đất này chẳng có việc nào không phải phận sự của ta, chẳng có việc nào là ta không thể làm được. Xuất phát từ sự yêu thương, lo lắng cho đất nước, quê hương.

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Nhà thơ không ngần ngại đem tài năng của mình vào vòng trói buộc của công danh, sự nghiệp những mong thể hiện hoài bão vì dân vì nước, khẳng định tài năng của mình. Hàng loạt các chức vụ được liệt kê trong niềm tự hào kiêu hãnh: khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,….

Trong sự trói buộc ấy, nhà thơ vẫn thể hiện được lý tưởng sống của mình, là một con người có cá tính, lập trường riêng. Bên cạnh việc thừa nhận tài năng thì ông vẫn tự nhận mình là một kẻ ngất ngưởng ở chốn quan trường.

Ở đoạn đầu của bài thơ với giọng văn hơi khoa trương, nhưng đã phần nào thể hiện đúng tài năng, tính cách trong cuộc sống cá nhân của mình.

Tiếp theo ở đoạn thơ thứ hai là cách miêu tả, thể hiện sự ngất ngưởng trong cả lối sống và suy nghĩ của chính tác giả.

Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở việc cáo quan về quê. ông trả lại ấn về quê với cái thú vui thích tự do, thích thưởng ngoạn đó đây. Với các nhà văn, nhà thơ khác khi cáo quan về quê thì thường tỏ ra buồn, tiếc nuối nhưng với Nguyễn Công Trữ thì đó là một cái vui, cái ngất ngưởng không mấy ai làm được.

Xem Thêm:   1# Bài thơ Quê hương (Tế Hanh) – Bức tranh làng quê miền biển

Về quê ở ấn không ngựa, không xe nhưng cụ Thượng Trứ vẫn thong dong cưỡi bò dong duổi mọi nơi. Câu thơ càng thể hiện sự ngất ngưởng trong thú chơi của Nguyễn Công Trứ.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ đưa ra những triết lý tự nhiên, ung dung, tự tại. ông đem giáo lí của đạo Phật, đạo tiên và cách sống theo thói trần tục ra để phủ nhận khi so sánh với thú vui của cuộc sống trần thế: khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng, không Phật, không tiên, không vướng tục.

“Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Câu thơ cuối của bài là lời khẳng định về một đời ngất ngưởng của ông Hi Văn mang đầy vẻ thách thức với đời, với đám quan lại triều đình thối nát. Câu thơ là một câu hỏi nhằm làm tăng tính khẳng định của nó.

Bài ca ngất ngưởng thể hiện thái độ sống ngất ngưởng của nhà thơ Nguyễn Công Trứ, với nhịp điệu thơ giàu chất nhạc mang tính ngôn ngữ đời sống.Đọc xong bài thơ ta hiểu thêm phần nào được tính cách, con người và lối sống “ngất ngưởng” của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.

Website: meliawedding.com.vn

About The Author