Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục cưới hỏi của người miền Bắc để giúp cho các cặp đôi hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa dân tộc, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hôn lễ của mình.
1. Những đặc trưng cơ bản trong phong tục cưới miền Bắc
Trầu cau trong phong tục cưới hỏi miền bắc. Ảnh internet
1.1. Mâm quả đám hỏi miền Bắc
Trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc, mâm quà trong đám hỏi yêu cầu sự trang trọng và khá cầu kỳ. Cùng với đó, nhà trai cần chú ý số tráp lễ phải là số lẻ (3; 5; 7; 9; 11), tuy nhiên vật lễ ở bên trong cần phải là con số chẵn.
Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình sẽ có số lượng tráp khác nhau sao cho phù hợp, điều này sẽ đảm bảo cả 2 bên gia đình thống nhất với nhau.
Dù là bao nhiêu tráp, thì mâm trầu cau là một trong những vật lễ không thể thiếu, ông bà ta có câu: “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cho nên trầu cau được xem là biểu tượng thiêng liêng và không thể thiếu được trong bất kỳ lễ cưới nào của người Việt.
Tại miền Bắc, tùy theo số lượng tráp sẽ có các lễ vật như sau:
– Lễ ăn hỏi 3 tráp: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen.
– Lễ 5 tráp: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu + thuốc lá, mâm bánh cốm.
– Lễ 7 tráp: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu + thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
– Lễ 9 tráp: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
– Lễ 11 tráp: những mâm như lễ 9 tráp, cùng với đó là lễ vật khác như: tháp bia lon, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh…
Các mâm lễ vật trong phong tục cưới miền Bắc sẽ được trang trí theo hình tháp vô cùng đẹp, được bày trong mâm quả sơn son thếp vàng, bên ngoài được phủ khăn rồng phụng có màu đỏ.
1.2. Địa điểm tổ chức tiệc cưới
Địa điểm tổ chức tiệc cưới miền bắc. Ảnh internet
Tiệc cưới sẽ được tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn, điều này thường sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình. Việc đãi khách dự tiệc ăn uống sẽ thường diễn ra trước lễ cưới 1 ngày.
Theo thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc thì chú rể cần phải có mặt trong ngày mà nhà gái mời khách.
2. Phong tục cưới lấy ngày (đón dâu 2 lần)
Phong tục cưới này thường phụ thuộc vào độ tuổi của cô dâu. Thủ tục này sẽ diễn ra vào ngày ăn hỏi, sau khi ăn hỏi xong sẽ có thêm thủ tục xin dâu.
Cô dâu sẽ về cùng nhà trai và ở lại qua đêm. Đến sáng hôm sau sẽ tự về mà không được để cho bất kỳ ai biết.
Theo quan niệm truyền thống, đây được xem như một lần xuất giá.
3. Trình tự các nghi lễ trong thủ tục cưới hỏi miền Bắc
Theo thời gian, các thủ tục cưới hỏi ở miền Bắc mặc dù đã có nhiều thay đổi, nhưng cho tới ngày này vẫn giữ 4 nghi lễ cơ bản như sau: Dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu, lại mặt.
3.1. Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ. Ảnh internet
Trong phong tục cưới hỏi của người kinh, lễ dạm ngõ là nghi lễ khởi đầu, đặc biệt quan trọng trong thủ tục cưới xin miền Bắc truyền thống.
Do đó, nhà trai sẽ đặc biệt cẩn thận để chọn được ngày lành tháng tốt để sang thưa chuyện người lớn với gia đình nhà gái, nhằm mục đích xin phép gia đình nhà gái để cô dâu chú rể có thể chính thức qua lại.
Lễ vật cần thiết trong lễ dạm ngõ cần phải chuẩn bị là: chục trầu cau, chè, thuốc, bánh kẹo phải là số chẵn. Những người tham dự trong lễ dạm ngõ sẽ là nội bộ 2 bên gia đình như: Ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột của cô dâu chú rể.
Khâu đón tiếp nhà trai cũng khá đơn giản, nhưng thể hiện sự thân thiện và ấm cúng với việc chuẩn bị trà, thuốc, bánh kẹo,… để mời khách. Khi nhà gái nhận lễ vật của nhà trai, sẽ đặt những lễ vật này để thắp hương trên bàn thờ gia tiên.
Tiếp đến, 2 bên gia đình sẽ tiếp tục bàn tới các thủ tục khác trong lễ ăn hỏi và lễ cưới để cùng thống nhất với nhau và thực hiện.
Có thể thấy rằng, lễ chạm ngõ chính là bước khởi đầu cho một cuộc hôn nhân sắp tới của các cặp đôi.
3.2. Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi Âu Hà My. Ảnh internet
Sau lễ chạm ngõ sẽ là lễ ăn hỏi (lễ nạp tài), trước đây lễ ăn hỏi, xin cưới và nạp tài thường được tách riêng với nhau, ngày nay để tiết kiệm thời gian thì thường lễ ăn hỏi sẽ được gộp với cả 3 nghi lễ trên. Trình tự lễ ăn hỏi ở miền Bắc sẽ được diễn ra như sau:
Nhà trai sẽ mang ba chục trầu đến nhà gái:
– Chục trầu thứ nhất là cho nghi thức ăn hỏi
– Chục trầu thứ hai cho nghi thức xin cưới
– Chục trầu thứ 3 cho lễ nạp tài.
Tiếp theo, nhà gái sẽ tiếp nhận tráp ăn hỏi, yêu cầu về số lượng tráp hỏi chúng tôi đã giới thiệu ngay ở phần đầu đầu tiên của bài viết. Nhà gái sẽ lấy ít đồ lễ để thắp hương lên bàn thờ gia tiên. Số còn lại nhà gái sẽ giữ lại 2 phần và chia 1 phần cho nhà trai.
Đặc biệt, trong thủ tục ăn hỏi ở miền Bắc, nhà trai sẽ chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền để dành cho nhà nội, nhà ngoại cô dâu và để thắp hương lên bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu. Số tiền trong phong bì khôn có quy định cụ thể, tùy vào từng điều kiện của nhà trai.
Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ ra mắt hai họ và thực hiện rót nước, mời trầu quan khách 2 bên gia đình. Phong tục ăn hỏi miền Bắc thường theo xu hướng giản dị và ấm cúng.
3.3. Lễ cưới (Lễ đón dâu)
Lễ đón dâu ông cao thắng và đông nhi. Ảnh internet
Lễ cưới sẽ được diễn ra sau lễ ăn hỏi tầm khoảng sau 3 ngày cho tới 1 tuần. Ngày cưới được 2 bên gia đình thống nhất và lựa chọn vào ngày đẹp nhất.
Có thể nói, lễ cưới là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc. Cô dâu sẽ chính thức được rước về nhà chồng vào ngày này.
Trong đám cưới, nhà trai sẽ có một mâm lễ cùng với phong bì tiền mặt để trao cho nhà gái. Tiền sẽ được bỏ vào bên trong phong bì đỏ được đựng ở trong khay nhỏ, mẹ chú rể sẽ cầm và trao cho nàng dâu mới.
Chỗ tiền cưới này có ý nghĩa biểu hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai nhằm mong muốn góp một phần chi phí hỗ trợ cho gia đình bên cô dâu.
2 bên gia đình sẽ giới thiệu quan khách, sau đó nhà trai sẽ xin dâu, sau đó chú rể sẽ lên phòng để đón cô dâu.
Cô dâu, chú rể sẽ cùng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, sau đó mời trà người lớn, ra mắt 2 bên họ hàng và xin phép để đón cô dâu về nhà chồng.
3.4. Lễ lại mặt
Một đặc điểm riêng trong phong tục cưới hỏi miền Bắc đó là nghi lễ lại mặt. Nghi lễ này sẽ được thực hiện sau đám cưới thông thường khoảng từ 1-2 ngày sau khi cô dâu và chú rể đi hưởng tuần trăng mật về.
Nghi lễ này được tổ chức vô cùng ấm cúng với các thành viên của 2 bên gia đình. Ý nghĩa của lễ lại mặt là nhằm thể hiện sự hiếu thảo của cặp vợ chồng mới cưới đối với gia đình bên nhà gái, dù đi lấy chồng nhưng vẫn ghi nhớ và hiếu thảo với bố mẹ ruột. Cùng với đó, thể hiện sự kính trọng của gia đình nhà trai với gia đình cô dâu.
Cưới hỏi là phong tục thiêng liêng của người Việt, là sự kiện vô cùng trọng đại của đời người, sự kiện này đánh dấu móc quan trọng cho một cuộc sống mới của các cặp đôi, do đó mà mọi người rất coi trọng và chu đáo cho từng khâu chuẩn bị.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây về những nét đặc trưng trong phong tục cưới hỏi miền Bắc của sẽ là những trang bị tốt nhất để các cặp đôi sắp cưới có thể chuẩn bị tốt nhất cho ngày lễ trọng đại của cuộc đời mình.
Website: meliawedding.com.vn