Ngoài việc tìm hiểu các thủ tục cưới tại nhà gái thì cả dâu- rể cũng cần nắm được nghi thức lễ cưới ở nhà trai để đám cưới trở nên trọn vẹn hơn.
Để người dùng dễ dàng hiểu được các nghi thức lễ cưới ở nhà trai, trong bài viết này blogcuoi.vn sẽ cung cấp tới bạn những thông tin chính xác và dễ hiểu nhất.
Cuộc sống hiện đại, xu hướng tối giản đang được nhiều người chọn lựa. Bởi vậy các nghi lễ đám cưới tại nhà trai, nhà gái đã được tiết chế và giảm hết các thủ tục rườm rườm rà nhưng vẫn phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam hiện nay.
Có thể nói, nghi thức lễ cưới tại nhà trai là một trong những quy trình quan trọng nhất của đám cưới. Nghi thức này được tổ chức tại nhà trai để thông báo chính thức tới họ hàng và giới thiệu cô dâu với tất cả mọi người.
Có 2 nghi thức chính trong đám cưới tại nhà trai mà cô dâu- chú rể cần thực hiện đó là lễ rước dâu và lễ gia tiên. Trước đó 2 bên gia đình cần thực hiện lễ ăn hỏi.
Đầu tiên trong nghi thức cưới ở nhà trai, phía nhà trai cần chuẩn bị sính lễ đi rước dâu. Cha mẹ và các đại diện của gia đình nhà trai sẽ sắp xếp, kiểu tra sính lễ tại các mâm tráp sau đó phủ lên các tráp tấm khăn màu đỏ. Số lượng tráp cưới sẽ tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền cũng như thỏa thuận giữa hai bên gia đình.
Tiếp đến, chú rể cùng đại diện gia đình nhà trai thắp nhang xin ông bà, tổ tiên cho phép xuất gia để đi đón dâu mới về nhà. Đây là việc làm không thể thiếu trong nghi lễ đám cưới tại nhà trai thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.
Sau đó, cha mẹ và bậc trưởng thượng sẽ đưa mâm sính lễ để di chuyển sang nhà gái để thực hiện nghi lễ ăn hỏi. Trước đây nghi lễ này được thực hiện trước đám cưới 1-2 tuần nhưng giờ đây có nhiều gia đình đã gộp chung với lễ rước dâu.
1. Lễ rước dâu – nghi thức lễ cưới ở nhà trai
Lễ rước dâu Ông Cao Thắng và Đông Nhi. ảnh internet
Khi tới nhà gái, nhà trai đứng cách nhà gái từ 100-200m theo thứ tự ông bà- cha mẹ- bác chú, cô cậu- đội bưng tráp- bạn bè để chỉnh trang quần áo và sắp xếp lại sính lễ lần cuối cùng.
Đại diện nhà trai cùng rể phụ sẽ đi trước để xin phép đại diện nhà gái cho nhà trai được tiến vào làm lễ. Tiếp đến, nhà trai sẽ tiến vào nhà gái theo trình tự sắp xếp và tiến hành trao các tráp lễ cho nhà gái rồi làm nghi lễ gia tiên tại đây.
Khi thực hiện xong các thủ tục tại nhà gái, đại diện gia đình nhà trai sẽ tổ chức lễ rước dâu đón cô dâu về nhà trai thực hiện các thủ tục cưới còn lại. Cô dâu sẽ được đón bằng xe hoa của gia đình nhà trai. Người chủ hôn sẽ dần đầu đoàn theo sau là gia đình nhà trai, nhà gái để di chuyển sang nhà chú rể.
Theo phong tục từng vùng miền mà đoàn rước dâu nhà trai có ba mẹ chú rể hay không. Ở miền Bắc- Trung thì cha mẹ cô dâu sẽ không theo đoàn rước dâu sang nhà trai thay vào đó là họ hàng thân thiết. Còn miền Nam, cha mẹ cô dâu sẽ cùng đoàn rước dâu đưa con gái về nhà chồng và chứng kiến cô dâu-chú rể thực hiện nghi thức lễ cưới tại nhà trai.
2. Lễ gia tiên
Nghi thức lễ gia tiên sẽ được thực hiện ngay sau khi đón cô dâu về. Đây là nghi thức lễ cưới quan trọng nhất tại nhà trai, giúp cô dâu-chú rể lên duyên vợ chồng trong sự chứng kiến của họ hàng hai bên.
Cô dâu và chú rể sẽ thực hiện nghi thức cưới ở nhà trai như cúng bái tổ tiên, dâng trà, rượu mời ra mắt ông bà, bố mẹ,….Theo phong tục xưa, sau khi cô dâu thực hiện nghi lễ với ông bà, cha mẹ sẽ được các bậc trưởng bối trao quà mừng.
Tại đây, cô dâu -chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho nhau trước sự chứng kiến và chúc phúc của họ hàng. Kết thúc lễ gia tiên, gia đình chú rể-cô dâu sẽ đãi tiệc mừng để cảm ơn người thân, bạn bè đã đến chúc phúc.
Hy vọng với những thông tin trên đây về nghi thức lễ cưới ở nhà trai mong rằng sẽ giúp cho cô dâu- chuẩn bị kỹ càng hơn để đám cưới được diễn ra xuân sẻ. Dù cuộc sống có hiện đại tới đâu nhưng những nghi thức cưới này chắc chắn sẽ không bị mai một, đây là nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của Việt Nam.
Website: meliawedding.com.vn