Bai Tho Tu Tinh Ho Xuan Huong Bat Hanh Cua Mong Uoc Khong Thanh 7

Bài thơ Tự tình Hồ Xuân Hương thể hiện một tình cảnh vô cùng đáng thương của người phụ nữ. Họ có một khát khao mong muốn được yêu thương nhưng lại gặp phải bất hạnh khi đã là một người phụ nữ quá lứa lỡ thì, duyên phận hẩm hiu… Đề tài về người phụ nữ cũng đã không còn xa lạ nhất là trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Bài thơ Tự tình

Tự tình I

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!

Tự tình II

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!

Tự Tình III

Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

Cảm nhận thân phận của người phụ nữ qua bài thơ Tự tình

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca. Bởi tìn yêu và hạnh phúc gia đình cũng chính là một trong những mối quan tâm chính của văn học và đây cũng chính là đề tài để các thi sĩ thể hiện tấm lòng nhân đạo và cái nhìn của mình về cuộc đời. Trong đó chùm thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương được đánh giá rất cao. Trong số 3 bài thơ thuộc chùm Tự tình này, bài thơ Tự tình hai được phổ biến hơn cả.

Xem Thêm:   1# Bài thơ Tết đang vào nhà (Nguyễn Hồng Kiêm)

 

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh xã hội đương thời (cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX), bà đã chứng kiến và có được cảm nhận sâu sắc về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chính bối cảnh ấy đã chạm đến trái tim của người phụ nữ. Đó cũng chính là nỗi thức tỉnh, trăn trở về cuộc đời. Bởi người phụ nữ này có một số phận hẩm hiu khi hai lần lấy chồng và hai lần đều làm lẽ và cũng hai lần chồng đều mất sớm.

Hai câu đề gợi lên một khung cảnh đậm chất trữ tình

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.

Lúc nửa đêm là một thời khắc làm con người ta dễ rơi vào mạch cảm xúc suy tư. Bởi khi này chỉ có tiếng trống cầm canh, còn lại vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say. Và chính âm thanh ấy làm con người ta thêm phần nôn nao, bồn chồn… Sẽ thêm tuyệt vọng khi đêm khuya bẽ bàng trơ với non nước.

Người xưa thường có câu “Hồng nhan bạc phận” đó cũng chính là một cách mỉa mai đầy chua chát. Lại thêm động từ “trơ” phía trước càng làm con người ta thêm rẻ rúng và đơn độc. Đó cũng chính là sự bẽ bàng của người phụ nữ với mộng ước không thành. Đó là một nỗi đau khó thốt lê thành lời. Lại thêm đặt cái hồng nhan ấy trong khung cảnh của núi non càng cho thấy một khát khao muốn thoát khỏi những ràng buộc, những định kiến của xã hội phong kiến.

Xem Thêm:   Tuyển tập 99+ bài thơ ngắn về cô hay đặc sắc nhất mọi thời đại

 

Hai câu thực làm rõ tâm trạng của nhà thơ

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn

Ở đây nhà thơ đã dùng thủ phát nghệ thuật ấn dụ, nó như làm rõ hơn sự chao đảo của con người. Và cuối cùng còn lại chỉ là sự đắng cay đến muôn phần. Vì vậy cho nên con người ta mới say rồi lại tỉnh và cứ thế tạo thành một vòng luẩn quẩn mơ hồ.

Còn hình ảnh trăng – một biểu tượng đã không còn xa lạ trong thơ ca lại càng khắc họa thêm sự cô đơn. Khi vầng trăng đã xế nhưng vẫn chưa cảm nhận được hạnh phúc trọn vẹn. Đó cũng chính là hiện thực của cuộc đời Hồ Xuân Hương, khi bà hai lần làm lẽ và cũng hai lần chồng mất sớm đầy đau xót. Nếu như trong thơ Nguyễn Du, trăng của nàng Kiều là trăng vỡ thì với Hồ Xuân Hương mảnh trăng của bà là trăng khuyết đau đớn đến xé lòng.

Hai câu luận với tâm tư dậy sóng

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Để thể hiện tâm tư của mình, Hồ Xuân Hương đã sử dụng động từ mạnh là xiên ngang và đâm toạc. Đó cũng chính là khát khao được bứt phá cái giới hạn của người phụ nữ. Và đó cũng chính là cái tôi không chịu an phận.

Xem Thêm:   Lòng mẹ (Nguyễn Bính) – Câu chuyện về tình mẹ bao la 2022

 

Tự tình

Hai câu kết quay trở về với hiện thưc tàn nhẫn

Có lẽ phụ nữ thời xưa ai cũng có khát khao được bứt phá và sống một cuộc sống cho riêng mình, nhưng khi ấy định kiến xã hội quá lớn và làm con người ta chỉ có thể chấp nhận. Và Hồ Xuân Hương cũng không phải là ngoại lệ.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

Đối với những ai rất có ý thức và khát vọng sống mạnh mẽ thì họ sẽ thường rất sợ thời gian. Bởi thời gian bậy lý càng trôi qua thì con người ta lại càng rơi vào hiu quạnh. Với Hồ Xuân Hương đó là mùa xuân của đất trời cứ tuần hoàn mãi còn tuổi xuân của người con gái lại mãi ra đi.

Khi đọc bài thơ Tự tình Hồ Xuân Hương ta có thể cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc mà nhà thơ luôn cất chứa trong những vần thơ này. Đó là một cuộc đời chua xót. Càng thêm đau đớn hơn khi thời gian, mùa xuân của đất trời vẫn luôn tuần hoàn thì con người ta lại là một lần thở dài đầy xót thương. Và Tự tình cũng chính là một cách để tìm sự đồng cảm của người phụ nữ về một khát khao hạnh phúc.

Website: meliawedding.com.vn

About The Author